TRUY TÌM NGUỒN GỐC CÀ PHÊ MOKA - YEMEN
Cập nhật lúc: 13:21 27/09/2019
Bắt đầu từ năm 1536, hầu hết cà phê được tiêu thụ trên khắp Châu Âu đều xuất phát từ cây cà phê được trồng độc quyền ở Yemen. Nhưng đến ngày nay, xuất khẩu cà phê Yemen chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu.
Mặc dù bị lu mờ về số lượng bởi các quốc gia sản xuất cà phê khác. Song, tác động của cà phê Yemen đối với văn hóa cà phê và các loại cà phê mà chúng ta thưởng thức ngày nay không thể phủ nhận.
Hơn nữa, cà phê vẫn có tầm quan trọng lớn đối với cộng đồng nông thôn Yemen. Các nhà sản xuất đang nỗ lực để vượt qua các thách thức kinh tế và an ninh xuất phát từ cuộc nội chiến. Tuy nhiên, một số người trong số họ cũng đang kiếm được thu nhập ổn định bằng cách cung cấp cho những người sành cà phê những hạt cà phê với hương vị đặc biệt, phức tạp.
1. YEMEN: BƯỚC ĐÊM SỚM TRONG LỊCH SỬ CÀ PHÊ
Các nhà sử học không biết chính xác khi nào việc trồng cà phê bắt đầu ở Yemen. Ethiopia được coi là nơi sinh của cà phê, mặc dù vẫn chưa xác minh liệu có những loài cà phê Arabica xuất xứ từ bản địa Yemen hay không. Tuy nhiên, có khả năng vào thế kỷ 13 hoặc 14, các nhà sử học cho rằng người Ả Rập đã giới thiệu cà phê cho Yemen thông qua các nhà sư Sufi, người đã tận dụng caffeine của cà phê để tỉnh táo trong các nghi lễ suốt đêm.
Năm 1536, khi Đế chế Ottoman nắm quyền kiểm soát, cà phê đã trở thành một phần nội tại của nền kinh tế Yemen. Người Ottoman nhận ra rằng Yemen có thể xuất khẩu số lượng lớn cà phê và đây là lần đầu tiên cà phê được giao dịch trên phạm vi toàn cầu.
2. CẢNG AL - MOKHA CUNG CẤP CÀ PHÊ THẾ GIỚI
Cà phê Yemen sẽ đi qua Cảng Al-Mokha, một thị trấn cảng trên Biển Đỏ. Để đến châu Âu, hạt cà phê sẽ di chuyển bằng tàu về phía Bắc. Khi tàu cập bến, cà phê được dỡ lên lạc đà, sau đó đi trên đất liền đến Alexandria, thủ đô của Ai Cập, trên bờ biển Địa Trung Hải.
Từ đây, các thương nhân châu Âu như Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) đã kéo cà phê lên tàu gỗ và bắt đầu vận chuyển nó đến thị trường châu Âu. Người Hà Lan đã bán thức uống mới này dưới tên Mocha Coffee theo tên cảng được vận chuyển ban đầu. Theo thời gian, cà phê trở thành đồng nghĩa với Al-Mokha.
Cà phê Yemen sinh lợi cho người Ottoman và họ đã bảo vệ nghiêm ngặt việc sản xuất để giữ vững sự giàu có cho đế chế của họ. Trên thực tế, để đảm bảo không có quốc gia nào khác có thể bắt đầu trồng cà phê, họ đã ngâm tất cả các loại hạt cà phê có thể xuất khẩu trong nước sôi hoặc rang một phần chúng. Bằng cách này, hạt đã ngừng nảy mầm và ngăn người mua những hạt cà phê này tự trồng cà phê.
Điều đó đã xảy ra trong hơn vài thập kỷ. Nhưng với nhu cầu cà phê tăng cao ở Châu Âu, chỉ là vấn đề thời gian trước khi người Ottoman mất quyền kiểm soát độc quyền sinh lợi này.
Người hành hương Hồi giáo Baba Budan thường được cho là đã phá vỡ sự độc quyền của Ottoman trong sản xuất cà phê trong những năm 1600. Ông bị cáo buộc đã buôn lậu bảy hạt giống (7 là con số linh thiêng, may mắn đối với các hội thần giáo Ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập, Do Thái cổ..) bằng cách dán chúng vào bụng và sau đó trồng thành công chúng ở miền nam Ấn Độ, ở vùng núi Mysore (được gọi là Malabar vào thời điểm đó). Ngay sau đó, người Hà Lan bắt đầu trồng cà phê trên đảo Java ở Indonesia (một trong những cuộc chinh phạt của họ sau đó).
Năm 1721, ước tính 90% cà phê uống ở Amsterdam được trồng ở Yemen. Nhưng, chỉ năm năm sau, 90% trong số đó đến từ Java thuộc Indonesia.
3. CANH TÁC CÀ PHÊ MOCHA Ở YEMEN
Cà phê Yemen là một trong những loại đắt nhất thế giới, có giá hơn 15 USD mỗi kg. Các hạt cà phê này đươc thu hoạch từ 34.500 ha đất nông nghiệp từ những thửa ruộng bậc thang khô cằn trên các sườn núi ở độ cao từ 700 đến 2.400 mét
Thoạt nhìn về thỗ nhưỡng, đất đai tương đối khô cằn của Yemen, bạn sẽ đặt cho mình câu hỏi: Làm thế nào cây cà phê có thể phát triển mạnh. Tuy nhiên, họ đã sử dụng nhiều phương thức canh tác hữu cơ như tổ tiên của họ đã sử dụng. Những kỹ thuật này bao gồm ủ hạt trong tro để giữ độ ẩm thấp trước khi trồng chúng xuống đất, cũng như sử dụng phân bón hữu cơ từ vật nuôi của địa phương.
Từ khi những cây cà phê đầu tiên được trồng trên đất Yemen cho đến nay, cây cà phê vẫn được canh tác theo cách như trên. Đây là sinh kế của hàng nghìn hộ gia đình nhỏ lẻ tại Yemen (với tổng cộng gần một triêu người làm việc trong mọi khâu sản xuất cà phê từ trồng trọt, đến thành phẩm). Chuỗi sản xuất này vẫn thuần túy mang tính thủ công bao gồm cả khâu thu hoạch, phân loại đều được tiến hành cẩn trọng bằng tay và chế biến khô bằng cách phơi nắng tự nhiên.
4. MỘT VÀI SỰ NHẦM LẪN LIÊN QUAN ĐẾN CÀ PHÊ MOCHA
Trước tiên, làm phức tạp thêm tính thống nhất của tên gọi cà phê Mocha, là cà phê xuất hiện của cà phê Harrar từ phía đông Ethiopia. Những loại cà phê Ethiopia – Từ vùng Harrar được chế biên khô thường được bán dưới cái tên Mocha hoặc Moka và cũng là một trong những loại cà phê có chất lượng tốt nhất thế giới. (Điều này rất có thể bắt nguồn từ quá khứ của thế kỷ 16, khi người Thổ thuộc đế chế Ottoman đã chiếm cứ Yemen vào năm 1536, và sử dụng cảng Mocha của Yemen để xuất khẩu cà phê).
"Mocha hay Mokka – Là một đột biến lùn của giống Arabica Bourbon, với đặc điểm di truyền rất gần với Bourbon. Nó được đặt tên theo cảng Mocha ở Yemen, từ Yemen Mokka đã được mang đến đảo Réunion (Ấn Độ Dương) – Theo SCA Research".
Vẫn còn một sự nhầm lẫn khác với danh từ Mocha, xuất phát từ đặc tính hương vị giống với Chocolate của cà phê Mocha từ Yemen, một số người đam mê cà phê đã gắn với tên gọi của một loại cà phê Espresso có kết hợp sô cô la nóng với tên gọi là Mocha. Ngày nay Cà phê Mocha thường bị nhầm lẫn, và được hiểu là Espress với sô cô la nóng được gọi trong quán cà phê thay vì cà phê Mocha từ Yemen.
5. NGÀNH CÀ PHÊ YEMEN HIỆN NAY
Mặc dù đã từng là một trong những cái tên được đánh giá cao nhất thế giới, cánh cửa xuất khẩu cà phê của Yemen đã khép lại từ những năm 1950, một mặt do sản lượng ít ỏi, mặt khác trình trạng chiến sự đã đẩy giá cà phê nhân thô lên rất cao so với các quốc gia sản xuất cà phê khác trên thế giới. Cảng Mocha ngày nay cũng chỉ tồn tại như một cảng cá với hoạt động du lịch ít ỏi.
Tất cả các điều trên đã thắt chặt đất nước, mà nếu không vì nỗ lực của nhiều cá nhân tổ chức thì hoạt động sản xuất cà phê Yemen có thể đã hoàn toàn biết mất. Từng có giai đoạn cây cà phê phải nhường đất cho các đồn điền ma túy (được gọi là Qat hoặc Khat vì dịch ra từ tiếng Arab) với lợi nhuận cao hơn rất nhiều. Nhai Khat là một thói quen phổ biến ở Yemen và vùng Sừng châu Phi chúng phổ biến đến mức lệnh cấm Khat trong khoảng thời gian giữa những năm 2000 đã bị bỏ rơi một cách lặng lẽ.